Quy ước Dòng_điện

Dòng điện được qui ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Khi đó trong mạch điện có dây dẫn kim loại, electron là các hạt mang điện, dòng electron có độ lớn bằng với độ lớn của dòng diện và có chiều ngược với chiều của dòng điện trong mạch.

Trong vật liệu dẫn, các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện được gọi là các hạt mang điện. Trong kim loại, chất dẫn điện phổ biến nhất, các hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển, chỉ có các electron tích điện âm có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn, do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong các vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, ví dụ như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.

Dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương, chính vì thế, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron tích điện âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn.

Hướng tham chiếu

Do dòng điện trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kì chiều nào,khi có 1 dòng điện I {\displaystyle I} trong mạch, hướng của dòng điện qui ước cần được đánh dấu,thường là bằng mũi tên trên sơ đồ mạch điện.Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện I {\displaystyle I} ,nếu dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu thì I {\displaystyle I} có giá trị âm.

Khi phân tích dòng điện,hướng thực tế của dòng điện qua một thành phần của mạch điện thường chưa biết.Chính vì thế,hướng tham chiếu cần được nêu rõ.Khi một mạch điện đã được đánh dấu hoàn thiện,giá trị âm có nghĩa dòng điện thực tế ngược với hướng của dòng tham chiếu.Trong mạch điện,hướng tham chiếu thường được chọn là hướng nối đất. Đa phần các trường hợp thì nó đúng với hướng di chuyển thực tế của dòng điện trong mạch,vì hầu hết các mạch điện,điện thế áp vào mạch là dương so với đất.